Chức năng nhiệm vụ

Chức năng

Trung tâm Xét nghiệm có chức năng tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, đào tạo liên tục về lĩnh vực xét nghiệm y học dự phòng; nghiên cứu khoa học và công nghệ, triển khai cung cấp các dịch vụ xét nghiệm như Xét nghiệm Y học, Xét nghiệm nước, Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, Quan trắc môi trường & môi trường lao động, để đáp ứng nhu cầu cá nhân, tổ chức trong cộng đồng khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đồng thời góp phần chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Nhiệm vụ

1. Đào tạo

Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo thuộc chương trình đào tạo Đại học (Chính quy; Vừa làm vừa học), Sau đại học về ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học do đơn vị phụ trách:

  • Tham gia xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo phù hợp với chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo, phát triển của ngành học theo hướng chuyên ngành chuyên sâu.
  • Tổ chức và quản lý quá trình giảng dạy các môn học thuộc Khoa phụ trách theo kế hoạch giảng dạy của Nhà trường.

(Hình ảnh sinh viên Trường đại học Y tế công cộng đang học thực hành)

Điều phối chương trình đào tạo do đơn vị phụ trách:

  • Tư vấn, quảng bá tuyển sinh các chương trình đào tạo mà đơn vị phụ trách.
  • Giới thiệu chương trình đào tạo mà đơn vị chịu trách nhiệm cho các khóa sinh viện/học viên mới nhập học. Xây dựng và cung câp thông tin thông tin chính thức về chương trình đào tạo cho các bên liên quan.
  • Chủ trì việc xây dựng/rà soát/chỉnh sửa chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra (chuẩn năng lực), mục tiêu, kết quả học tập mong đợi và nội dung chuyên môn (bao gồm cả phương pháp dạy-học và lượng giá sinh viên), tài liệu học tập và kết quả của chương trình đào tạo (định kỳ, đột xuất theo năm hoặc khi kết thúc).
  • Chủ trì xây dựng, rà soát, chỉnh sửa các biểu mẫu liên quan đến quá trình đào tạo.
  • Tham gia các cuộc họp của Hội đồng khoa học và đào tạo khi được triệu tập và tiếp nhận thông tin về việc cập nhật chương trình, môn học thuộc chương trình  đào tạo từ Hội đồng KHĐT và các đơn vị quản lý đào tạo.
  • Đề xuất các hỗ trợ cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo (chương trình, tài liệu tham khảo, tham quan học tập, cơ sở thực địa, cơ sở vật chất, trang thiết bị…).
  • Đề xuất các môn học mới trong các chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và xã hội.

2. Nghiên cứu khoa học

Thực hiện các nghiên cứu đa ngành: Nghiên cứu y dược học, Nghiên cứu dịch tễ học, Nghiên cứu y sinh học phân tử, Nghiên cứu Vi sinh - Ký sinh trùng.

Chủ trì và phối hợp với các bộ phận trong đơn vị lập kế hoạch nghiên cứu khoa học hàng năm và đột xuất của toàn đơn vị. Hướng dẫn, hỗ trợ các bộ phận và các cá nhân trong đơn vị xây dựng đề cương và làm hồ sơ đấu thầu nghiên cứu khoa học, công bố các sản phẩm khoa học.

Theo dõi, giám sát việc thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ, chương trình nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm khoa học công nghệ hợp tác với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Tổng hợp, đánh giá, báo cáo cơ quan quản lý tình hình hoạt động nghiên cứu khoa học của đơn vị.

Là đầu mối tổ chức các hoạt động khoa học (seminar, hội thảo…) trong nước và quốc tế.

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện Quy chế quản lý khoa học của nhà Trường.

 

(Hình ảnh cán bộ Trung tâm Xét nghiệm tham gia Hội nghị Khoa học Công nghệ tuổi trẻ Trường Đại học Y tế công cộng)

3. Khoa Xét nghiệm Y học

Tổ chức thực hiện các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, miễn dịch, vi sinh và sinh học phân tử phục vụ chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị bệnh.

Thực hiện các Dịch vụ Xét nghiệm phục vụ khám chữa bệnh, khám sức khỏe định kỳ và Xét nghiệm khám sức khỏe bệnh nghề nghiệp.

Nghiên cứu xây dựng các phương pháp kỹ thuật xét nghiệm chuyên ngành.

Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng tài liệu thuộc lĩnh vực chuyên môn.

 

(Hình ảnh tại Khoa Xét nghiệm Y học- Trung tâm Xét nghiệm)

Quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả các máy móc thiết bị được trang bị để nâng cao chất lượng và hiệu quả khám và điều trị bệnh. Đề xuất việc trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh.

Quản lý các hóa chất độc, các chủng vi rút, vi khuẩn gây bệnh theo đúng quy định kỹ thuật, đảm bảo an toàn tuyệt đối, chống lây nhiễm. Tham gia công tác kiểm tra vô khuẩn, khử khuẩn trong hoạt động khám chữa bệnh. Thực hiện các chế độ bảo hộ lao động theo quy định.

Phối hợp hoạt động với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực chuyên môn;

4. Khoa Kiểm nghiệm thực phẩm – môi trường

Triển khai dịch vụ Xét nghiệm nước: Nước ăn uống, nước sinh hoạt, nước thải,….

Triển khai dịch vụ kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm: nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bao bì, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Triển khai dịch vụ xét nghiệm sinh hóa liên quan tới chẩn đoán bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến lao động và ô nhiễm môi trường.

Triển khai dịch vụ quan trắc môi trường và môi trường lao động.

 

(Hình ảnh cán bộ Trung tâm Xét nghiệm Đánh giá Tâm sinh lý lao động và Ecgonomy tại Nghi Sơn- Thanh Hóa)

Quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả các máy móc thiết bị được trang bị để nâng cao chất lượng thử nghiệm/kiểm nghiệm. Đề xuất việc trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn.

Quản lý các hóa chất độc, các chủng vi rút, vi khuẩn theo đúng quy định kỹ thuật, đảm bảo an toàn tuyệt đối, chống lây nhiễm. Thực hiện các chế độ bảo hộ lao động theo quy định.

Nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm các phương pháp, kỹ thuật chuyên ngành;

Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng tài liệu thuộc lĩnh vực chuyên môn;

Phối hợp hoạt động với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực chuyên môn.