Tầm qua trọng của xét nghiệm trong khám sức khoẻ định kỳ?

Khám sức khoẻ tổng quát định kỳ là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý, giúp việc điều trị hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO, bạn nên khám sức khoẻ định kỳ 1-2 lần / năm, hoặc nhiều hơn tuỳ vào từng lứa tuổi và tiền sử bệnh tật. Nhất là vào mùa dịch covid 19 thì việc khám sức khoẻ định kỳ trong độ tuổi trung niên sẽ giúp phát hiện sớm bệnh nền (tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá,…) từ đó bác sỹ sẽ đưa ra các biện pháp bảo vệ họ trước các tác nhân gây bệnh.

Cũng giống như khám lâm sàng tổng quát, các xét nghiệm cận lâm sàng tổng thể (xét nghiệm sinh hoá, huyết học, miễn dịch...) có vai trò vô cùng to lớn, góp phần hỗ trợ đắc lực trong các chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh của các bác sỹ lâm sàng. Kết quả xét nghiệm thể hiện rõ ràng nhất tình trạng bên trong cơ thể, và đó chính là căn cứ để bác sĩ đưa ra kết luận về sức khỏe hay vấn đề mà người bệnh muốn biết rõ. 

Ảnh khám sức khoẻ tại đơn vị - Nguồn Trường đại học y tế Công Cộng

 

CÁC XÉT NGHIỆM BẠN CẦN BIẾT TRONG KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ?

Ảnh xét nghiệm máu trong khám sức khoẻ - Nguồn Trường đại học y tế Công Cộng

Các xét nghiệm sinh hoá máu bao gồm:

Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan: Đo hoạt độ ALT, AST.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Định lượng ure, creatinin.

Các xét nghiệm đánh giá rối loạn điện giải trong máu: Na, K, cl, ca.

Các xét nghiệm đánh giá rối loạn chuyển hoá mỡ máu: Định lượng Cholesterol toàn phần, định lượng triglycerid, định lượng LDL, định lượng HDL.

Các xét nghiệm đánh giá đường huyết và các xét nghiệm khác liên quan đến đường huyết: định lượng Glucose trong máu…

Các xét nghiệm đánh giá protein toàn phần trong máu: Albumin, globulin.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp: Định lượng TG, FT3, FT4, Định lượng Anti – TPO, TrAb,..

Các test nhanh phát hiện các bệnh viêm gan B, C, giang mai, lậu, HIV, Cúm, Dengue, ASLO, Rubella, HBV, H.Pylori, HAV, HCG,…

Và còn rất nhiều các xét nghiệm chuyên sâu khác.

Các xét nghiệm sinh hoá nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu…

Các xét nghiệm huyết học:

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.

Máu lắng.

Xét nghiệm định nhóm máu ABO , RhD.

Bộ xét nghiệm đông máu : APTT, PT, TT, Fibrinogen, thời gian máu đông, thời gian máu chảy, co cục máu đông, nghiệm pháp dây thắt…

Huyết đồ thủ công / máy đếm tổng trở.

Xét nghiệm tế bào cặn nước tiểu bằng phương pháp thủ công…

Các xét nghiệm vi - ký sinh trùng:

Nhuộm AFB đờm trực tiếp.

Tìm hồng cầu, bạch cầu trong phân soi tươi.

Vi nấm nhuộm soi.

Trứng giun, sán soi tươi.

Papsmesr (xét nghiệm tế bào âm đạo).

Tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu.

Nhuộm soi tìm giang mai, lậu….

ĐIỀU BẠN CẦN CHÚ Ý TRƯỚC KHI LẤY MÁU/ NƯỚC TIỂU KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ

Khám sức khoẻ định kỳ - Nguồn TTXN Trường Đại học Y Tế Công Cộng

Để đạt mục đích đem lại kết quả xét nghiệm máu chính xác nhất, người đến khám được hướng dẫn nhịn ăn sáng vào ngày khám và không được sử dụng rượu bia, các chất kích thích 1 ngày trước đó.

Cũng giống như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cũng phản ánh được rất nhiều tình trạng bệnh lý ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể: tim, gan, mật, hệ bài tiết…Vì vậy nên lấy nước tiểu để làm xét nghiệm nước tiểu tốt nhất vào buổi sáng, chưa ăn uống gì và lấy nước tiểu đoạn giữa dòng.

Việc giữ tinh thần thoải mái, tâm lý ổn định, không lo lắng cũng được các y bác sỹ khuyến cáo đến người bệnh là yếu tố quan trọng, góp phần mang lại thành công của một cuộc khám sức khoẻ định kỳ.

TRAO NIỀM TIN ĐẾN VỚI KHÁCH HÀNG

Phòng xét nghiệm sinh y thuộc TTXN - Trường Đại học Y Tế Công Cộng được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động năm 2014 dựa trên nhu cầu thực tế về sức khoẻ của người dân hiện nay.

Được nhà trường ưu ái xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tiên tiến, cộng thêm đội ngũ cán bộ trẻ trung, năng động gồm: 01 Tiến sĩ, 01 Thạc sỹ, 01 Bác sỹ nội trú hoá sinh, 01 Bác sỹ chuyên khoa huyết học ,và 02 cử nhân kỹ thuật viên xét nghiệm chuyên nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu về chất lượng dịch vụ của công tác khám chữa bệnh.

Với phương châm nhanh gọn – chính xác, lấy người bệnh làm trung tâm, cùng các danh mục kỹ thuật phong phú sẽ đem đến sự hài lòng cho quý khách hàng.

 

Thông tin liên hệ:

Trung tâm Xét nghiệm - Trường Đại học Y tế công cộng

Địa chỉ: Số 1A Đức Thắng, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

ĐT: (024) 62733370

Email: labcenter@huph.edu.vn

Ảnh minh họa: