Những điều cần biết về kiểm nghiệm thực phẩm
Submitted by cmc on Sun, 07/05/2020 - 13:01Kiểm nghiệm thực phẩm là hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với hàng hóa, nông sản, thủy hải sản, thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, dược phẩm, bao bì đóng gói ... với các chỉ tiêu phân tích : Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng, thành phần đa lượng, vi chất dinh dưỡng, vi sinh vật....
Vì sao phải kiểm nghiệm thực phẩm?
Kiểm nghiệm thực phẩm là bước cần thiết để phục vụ cho việc Xin cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở hoặc công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm thực phẩm – Theo QĐ số 46/2007/QĐ BYT ban hành ngày 19/02/2007 ( Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm).
Ngoài ra, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn về điều kiện sản xuất theo hướng đã định, phát hiện những sai sót về sử dụng nguyên liệu, quy trình thao tác, tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời. Việc xét nghiệm còn giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh; từ đó tối ưu hóa quy trình sản xuất để đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Những điều cần biết về Hồ sơ năng lực và Trang thiết bị trong Kiểm nghiệm thực phẩm của Trung tâm Xét nghiệm
QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN - Chứng chỉ VILAS số 1008
VILAS là hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam; VILAS sử dụng chuẩn quốc tế để tiến hành đánh giá công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn. Ngày 31 tháng 03 năm 2017, Trung tâm Xét nghiệm thuộc trường đại học Y tế Công Cộng được Bộ Khoa học và Công nghệ - Văn phòng Công chứng Chất lượng cấp chứng chỉ VILAS số 1008 phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005. Ngày 8/1/2019, Trung tâm xét nghiệm được công bố mở rộng thêm các chỉ tiêu trong nước và thực phẩm.
TRANG THIẾT BỊ
LABO HÓA LÝ
- Có đầy đủ trang thiết bị mới, hiện đại và đồng bộ.
- Các thiết bị dùng phân tích các hợp chất hữu cơ: GC-MS, LC-MS/MS, HPLC.
- Các thiết bị dùng phân tích các hợp chất vô cơ: AAS, ICP, UV-VIS.
STT | Tên thiết bị chính | Model | Công ty sản xuất | Nước sản xuất | Đơn vị | Số lượng |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | GC-MS, GC-FID, GC-NCD | GC-600/Turbo Mass 600D | Perkin Elmer | Singapore | Bộ | 3 |
2 | LC-MS/MS | ABX 3200 | Perkin Elmer | USA | Bộ | 1 |
3 | HPLC - DAD - FL | Flexar HPLC | Perkin Elmer | Singapore | Bộ | 1 |
4 | AAS | PinAAcle 900T | Perkin Elmer | Singapore | Bộ | 1 |
5 | ICP - OES | Optima 8300 | Perkin Elmer | Singapore | Bộ | 1 |
6 | UV-VIS | LAMBDA | Perkin Elmer | Singapore | Bộ | 3 |
Phòng sắc kí lỏng
- Thiết bị: LC-MS/MS; HPLC.
- Ứng dụng: phân tích dư lượng kháng sinh, dư lượng hormone, vitamins, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, các hợp chất hữu cơ khác.
Hệ thống sắc ký lỏng ghép đầu dò khối phổ (LC-MS/MS) |
Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) |
Phòng Quang phổ hấp thụ/phát xạ nguyên tử
- Thiết bị: AAS, ICP
- Ứng dụng: phân tích kim loại nặng (As, Pd, Cd, Hg…) trong mẫu nước, thực phẩm, môi trường.
Hệ thống quang phổ hấp phụ nguyên tử (AAS) |
Hệ thống quang phổ phát xạ plasma (ICP-OEC) |
Phòng Sắc ký khí:
- Thiết bị: GC-MS; GC-FID; GC-NCD
- Ứng dụng: phân tích dư lượng thuốc trừ sâu, hợp chất hữu cơ bền (POP, Hydrocarbon…)
Hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ (GCMS) |
Hệ thống sắc khý với các đầu dò FID,NPD (GC) |
Phòng UV-VIS:
- Thiết bị: UV-visible Spectrometer Lambda 25/35/45
- Ứng dụng: phân tích hợp chất vô cơ, hữu cơ trong nền mẫu nước, thực phẩm, môi trường…
Hệ thống UV Lamda 25/35/45 |
Hệ thống quang phổ tử ngoại khả kiến Lamda BIO+ , Lamda XLS |
LABO VI SINH
Tủ an toàn sinh học cấp I và Tủ an toàn sinh học cấp II
Nồi hấp Hirayama HVE-50
Tủ ấm
Tủ âm 20oC và âm 80o
Tủ âm 20 |
Tủ âm 80 |
Bộ lọc nước chân không
Kính hiển vi
Một số quy định cần biết về kiểm nghiệm thực phẩm
- QCVN 5-1:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng.
- QCVN 5-2:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột.
- QCVN 11-2:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi
- QCVN 11-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
- QCVN 8-2:2010/BYT quy định giới hạn hàm lượng cadmi trong thịt và các sản phẩm thịt.
- QCVN 8-3:2010/BYT quy định giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thịt và sản phẩm thịt.
- Thông tư số 50/2016/TT-BYT Quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
- QCVN 6-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn.
- QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn.
- QCVN 12-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- QCVN 12-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- QCVN 12-3:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trự tiếp với thực phẩm.
- QCVN 02-27:2017/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Sản phẩm thủy sản - Cá tra phi lê đông lạnh.
- Thông tư 24/2013/TT-BYT: Quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm.
- TCVN 5649:2006: Thủy sản khô - Yêu cầu vệ sinh.
- TCVN 5689:2006: Thủy sản đông lạnh - Yêu cầu vệ sinh.\
Thông tin liên hệ:
Trung tâm Xét nghiệm - Trường Đại học Y tế công cộng
Địa chỉ: Số 1A Đức Thắng, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: (024) 62733370
Email: labcenter@huph.edu.vn
